Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tương đối đầy đủ. Theo đó, các sở, ngành thành phố vận dụng tối đa các chế định hiện có, phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu, báo cáo UBND thành phố ban hành văn bản cá biệt để chỉ đạo, điều hành (nhưng vẫn phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện) đối với một số tình huống cụ thể.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2022, UBND TP Hà Nội lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn. Theo dự thảo, đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do Nhà nước trực tiếp thực hiện thì hệ số bồi thường bằng 1 lần so với diện tích căn hộ cũ. Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư không thuộc sở hữu nhà nước, thì hệ số bồi thường không vượt quá 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ ghi trong sổ đỏ.
Hiện việc tính hệ số K khi xây dựng, cải tạo chung cư cũ được thành phố áp dụng theo Quyết định 48/2008. Không phân biệt căn hộ nhà nước hay xã hội hóa, chung cư cũ khi xây lại đều có chung hệ số K là 1,3, nhân với hệ số chuyển tầng. Căn hộ cũ ở tầng 1, khi xây mới nếu ở tầng 2 sẽ có hệ số chuyển tầng là 0,1 và cứ lên thêm một tầng tăng 0,1 cho đến mức tối đa 0,5 (từ tầng 6 trở lên).
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dự kiến cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ gồm: 6 khu có tính khả thi cao Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân; và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.
Hà Nội yêu cầu UBND các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy khẩn trương thực hiện di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D, hoàn thành chậm nhất trong quý I/2023; khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2023; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý III/2023.
Được biết, thành phố đã kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ; đánh giá, phân loại cụ thể 19 ý tưởng quy hoạch do các nhà đầu tư đề xuất; 14/15 quận, huyện có chung cư cũ thành lập Ban chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại, ban hành kế hoạch để triển khai...
Cụ thể, chiếc Cadillac ATS-V phiên bản năm 2018 là một phiên bản đặc biệt được nhà sản xuất chế tạo với những điểm “ưu ái” dành riêng cho Tổng thống Biden và được vị chính trị gia “thuê” trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 3/2020.
Mẫu sedan thể thao với màu sơn đen bóng hấp dẫn, được trang bị gói Luxury, gói Safety và gói Security nhằm hỗ trợ tối đa về tiện nghi, các tính năng an toàn và bảo mật dành riêng cho khách hàng đặc biệt. Ngoài ra, với hệ thống động cơ V6 tăng áp kép, dung tích 3,6 lít cho phép chiếc xe có thể tạo ra công suất cực đại 464 mã lực truyền động cầu sau, cực kỳ mạnh mẽ.
Đặc điểm “độc nhất vô nhị” của chiếc xe, đó chính là bộ nội thất cao cấp bọc da nâu Kona Brown được chính Tổng thống Joe Biden đề nghị tới nhà sản xuất Cadillac có thể làm riêng dành cho ông, vốn không thể tìm thấy chiếc thứ 2 trên thị trường.
Cho tới thời điểm được bán ra vào đầu năm 2020, chiếc ATS-V đã được ông Biden sử dụng với quãng đường di chuyển mới chỉ khoảng gần 2 vạn km và sau gần 4 năm được bán ra, nó mới chỉ lăn bánh được tổng cộng 2,5 vạn km. Đây là một con số khá ấn tượng, cho thấy chiếc xe khá ít được sử dụng để di chuyển, đối với một mẫu xe đã 6 năm tuổi.
Theo trang Cars and Bids, chiếc Cadillac độc đáo từng thuộc sở hữu của Tổng thống Joe Biden đã đạt mức giá bán đấu giá kỉ lục ở mức giá trị 70.000 USD (tương đương gần 1,7 tỷ đồng) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Mức giá này thậm chí còn vượt qua cả giá bán mới của một chiếc Cadillac ATS-V sedan phiên bản 2023 với chỉ 61.595 USD (khoảng gần 1,5 tỷ đồng).
(theo Carscoops)
Việc được trao bằng khen điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH năm 2023 thể hiện sự ghi nhận của cơ quan chức năng về trách nhiệm và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác PCCC và CNCH của cán bộ lãnh đạo tập đoàn cũng như toàn thể cư dân KĐT Ecopark.
Tập đoàn Ecopark với lịch sử 20 năm phát triển đã xây dựng thành công đại đô thị xanh Ecopark rộng gần 500ha, cách hồ Hoàn Kiếm 14km. Ngay từ khi đưa vào vận hành khu đầu tiên - Rừng Cọ, Ecopark đã chú trọng công tác PCCC và CNCH. Tập đoàn Ecopark đã sớm xây dựng lực lượng PCCC và CNCH thông qua việc thành lập một Ban chỉ đạo về hoạt động này.
Ông Trần Thế Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Ecopark cho biết: “Công tác PCCC được Ecopark hết sức chú trọng đầu tư với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Hệ thống báo cháy, chữa cháy luôn được kiểm tra, duy trì trong tình trạng tốt nhất để xử lý kịp thời mọi tình huống cháy nổ, chập điện… đảm bảo an toàn cho cư dân".
Cũng theo ông Sơn, Tập đoàn Ecopark luôn tập trung cho công tác tập huấn, đào tạo cho lực lượng PCCC cơ sở, đặc biệt là đào tạo về những kiến thức cơ bản về PCCC cho các cư dân nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, Ecopark còn thường xuyên xây dựng các kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án PCCC và CNCH phối hợp các lực lượng trên địa bàn lân cận như Gia Lâm, Long Biên và tỉnh Hưng Yên, nâng cao công tác phòng ngừa và tập huấn nhuần nhuyễn khả năng tổ chức chiển khai các hoạt động chữa cháy kịp thời và có hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Định kỳ hàng năm, Tập đoàn Ecopark đều phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức diễn tập phương án chữa cháy để nâng cao kỹ năng xử lý sự cố. Đặc biệt, vào ngày 18/11/2022 vừa qua, Tập đoàn Ecopark đã phối hợp cùng Công an tỉnh Hưng Yên tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn ở mức độ cấp tỉnh với sự tham gia của hơn 600 người. Đây là đợt diễn tập có quy mô lớn nhất kể từ khi hình thành KĐT Ecopark.
Ngọc Minh
" alt=""/>Ecopark là điển hình tiên tiến về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ